Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 3 2017 lúc 7:30

Đáp án

- Cảm nghĩa về bài ca dao: “Công cha như núi ngất trời”

* Hai câu đầu: Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái:

- So sánh “công cha” với “núi”, “nghĩa mẹ” với “nước” - vừa cụ thể vừa trừu tượng làm nổi bật công cha nghĩa mẹ dành cho con cái là vô cùng lớn lao không thể đo đếm được.

- Sử dụng phép đối: “Công cha” – “Nghĩa mẹ” ; “Núi ngất trời” – “nước biển Đông” ⇒ Tạo cách nói truyến thống khi ca ngợi công lao cha mẹ trong ca dao

* Hai câu sau: Lời nhắn nhủ ân tình thiết tha về đạo làm con.

- “ Cù lao chín chữ” là thành ngữ Hán Việt -> tượng trưng cho công lao cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng dạy bảo con cái vất vả, khó nhọc nhiều bề.

- Khuyên những người con biết ghi lòng tạc dạ công ơn to lớn của cha mẹ.

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết

    Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

                                  Công cha như núi Thái Sơn

                      Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

                                 Một lòng thờ mẹ kính cha

                           Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

     Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

     Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

                         Công cha như núi Thái Sơn

               Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

      Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

     Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:

                               Một lòng thờ mẹ kính cha

                       Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

     Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

     Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

     Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

      Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

      Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.

#Học tốt!!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Anh Tú
Xem chi tiết
Trần Anh Tú
14 tháng 11 2016 lúc 19:19

Mọi người ơi lớp 7 nha

 

Bình luận (0)
Nguyệt Trâm Anh
14 tháng 11 2016 lúc 19:24

lm xong jup tao vs nha

Bình luận (2)
Nguyến Hà Phương
Xem chi tiết
Minh Hồng
6 tháng 1 2022 lúc 8:43

Tham khảo

 

Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Những câu thơ trên đã nói lên được tình yêu thương và hi sinh vô bờ bến của những người mẹ. Dù cho người đó bao nhiêu tuổi, làm công việc gì, tình cách như thế nào. Thì khi đã là một người mẹ, người đó sẽ mãi luôn là một người mẹ thương yêu con vô điều kiện. Mẹ của em cũng là một người phụ nữ như thế.

Mẹ em là một người phụ nữ miền Tây chân chất, thật thà. Do gia đình nghèo khó, nên từ bé mẹ đã phải làm việc vất vả. Đôi bàn tay mẹ thô ráp, làn da mẹ nâu sạm đi vì nắng và gió. Những khổ cực, vất vả hằn lên đôi mắt mẹ. Em thường nghe trong tiếng bà bỏm bẻm nhai trầu, cái tặc lưỡi, tiếc rẻ: Con này, số nó khổ… Quanh năm, mẹ chẳng có lúc nào ngơi nhàn. Làm ruộng, làm vườn, mò cua bắt ốc, rồi chăn nuôi một đàn lợn nái ở sau nhà. Lại cả dọn dẹp, chăm sóc cho gia đình với hai đứa con thơ nữa.

Vất vả là thế, nhưng mẹ chẳng bao giờ than thở hay buồn chán cả. Mẹ thường bảo: Mẹ đã sướng hơn bao người rồi, vì mẹ có một gia đình hạnh phúc. Niềm hạnh phúc ấy do chính mẹ em xây dựng nên bằng tình yêu thương. Tình yêu thương ấy em cảm nhận rõ ràng qua từng cử chỉ, hành động, dù mẹ không bao giờ nói những lời ngọt ngào như trên phim. Em cảm nhận được tình thương của mẹ qua chiếc áo trắng sạch sẽ, thơm mùi nắng mới. Qua hộp cơm ngon lành, gọn gàng trong túi. Qua những cái vuốt ve nhẹ nhàng, nâng niu của mẹ khi buộc tóc cho em. Và qua cả những ánh mắt, những nụ cười hiền từ. Ánh mặt mẹ khi nhìn em ngọt ấm như những giọt mật ong vậy. Nó khiến em cảm thấy hạnh phúc vì được yêu thương.

Ấy thế nên, chẳng có gì lạ, khi em yêu quý mẹ đến như thế. Em yêu những món ăn bình đạm mẹ nấu, yêu những lời nhắc nhở dài dòng của mẹ, yêu chiếc áo hoa nhiều màu mẹ thường mặc khi ra chợ, yêu nụ cười hằn đầy những vết chân chim. Mỗi ngày, em luôn cố gắng để mẹ được vui, được hạnh phúc. Để một ngày, bà không còn tặc lưỡi những câu vu vơ rằng số nó khổ nữa. Bắt đầu từ những hành động nhỏ như giúp mẹ nhặt rau, quét nhà, gấp áo quần, tâm sự cùng mẹ… Và rồi, chắc chắn một ngày không xa, em sẽ giúp mẹ được những điều lớn lao hơn nữa. Đơn giản bởi vì mẹ là người em yêu quý nhất trên cuộc đời này.

Bình luận (1)
Đặng Phương Linh
6 tháng 1 2022 lúc 8:45

tham khảo

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Khi đọc bài ca dao này, em đã hiểu được công cha nghĩa mẹ thật to lớn, vĩ đại. Từ đó, em thêm kính yêu cha mẹ hơn. Đặc biệt là mẹ - người em yêu thương nhất trên đời.

Năm nay, mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi, nhưng trông mẹ rất trẻ. Mẹ có dáng người khá cao. Thân hình mảnh mai. Khuôn mặt của mẹ rất phúc hậu, cùng một nụ cười dịu dàng. Làn da trắng hồng hào. Còn đôi bàn tay mẹ thon dài, có vết chai dày ở đầu ngón tay, do nhiều năm cầm bút, cầm phấn. Giọng nói của mẹ vô cùng trong trẻo, mềm mại. Mái tóc của mẹ dài, đen nhánh và mềm mượt. Đôi mắt mẹ lúc nào cũng nhìn em trìu mến. Đối với em, mẹ là người phụ nữ xinh đẹp và tuyệt vời nhất.

Ở trong gia đình, mẹ luôn quan tâm và chăm sóc mọi người rất chu đáo. Em vẫn nhớ khi còn nhỏ, sức khỏe của em không tốt. Em rất hay bị ốm. Những lúc đó, mẹ lại chăm sóc cho em. Mẹ nấu cháo cho em, giúp em uống thuốc. Suốt đêm, mẹ thức trông em ngủ. Em nhận ra được sự tần tảo, hy sinh cũng như tình yêu mà mẹ dành cho mình.

Nhưng cũng có đôi lần, em khiến mẹ phải phiền lòng. Hồi ấy, dù là con gái nhưng em rất nghịch ngợm. Em thường tham gia cùng các bạn con trai vào những trò nghịch phá. Một lần, chúng em rủ nhau trốn tiết học thể dục để ra ngoài cổng trường mua quà vặt. Nhưng không may, cả nhóm đã bị cô giáo bắt gặp. Cuối buổi hôm ấy có giờ sinh hoạt, cô giáo đã nghiêm túc phê bình chúng em trước cả lớp. Và cô cũng nói rằng sẽ đến gặp và trao đổi với phụ huynh. Trên đường về nhà, em cảm thấy rất lo lắng, hối hận. Nhưng khi về đến nhà, mẹ đã không trách mắng mà chỉ nhẹ nhàng khuôn bảo em. Mẹ còn kể cho em nghe rằng hồi trước mẹ cũng đã từng nghịch ngợm khiến bà ngoại cảm thấy phiền lòng. Điều đó khiến em nhận ra lỗi lầm của bản thân.

Từ đó trở đi, em tự hứa sẽ cố gắng học tập chăm chỉ, giúp đỡ mẹ nhiều hơn. Biết công việc của mẹ rất bận rộn, em luôn cố gắng sống tự lập. Em mong rằng mẹ sẽ luôn khỏe mạnh, vui vẻ. Em hy vọng có thể trở thành niềm tự hào của mẹ.

Tình cảm mẫu tử thật đáng trân trọng. Đối với em, mẹ giống như một điểm tựa vững chắc không thể nào thiếu trong cuộc sống. Từ tận đáy lòng, em muốn dành cho mẹ tình yêu thương chân thành và sâu sắc nhất.

Bình luận (1)
":-
6 tháng 1 2022 lúc 8:54

Biểu cảm bà

Người thân trong gia đình là một điểm tựa vô cùng vững chắc của mỗi người. Với em, bà ngoại là người mà em yêu thương và kính trọng nhất.

Bà ngoại của em đã ngoài sáu mươi tuổi. Bà em là một giáo viên tiểu học đã về hưu. Dáng người của bà thanh mảnh. Khuôn mặt trái xoan đã in hằn dấu vết của thời gian. Mái tóc dài của bà giờ đã điểm những sợi tóc trắng. Nhưng với em, bà vẫn còn xinh đẹp lắm. Em thích nhất là nụ cười rạng rỡ của bà.

Khi còn nhỏ, bố mẹ em thường xuyên bận công việc. Bà là người chăm sóc em. Từ cái ăn đến giấc ngủ. Bà cũng là người luôn ở bên chứng kiến từng bước trưởng thành của em: lúc em tập đi, tập nói… Những kỉ niệm với bà thật đẹp. Em vẫn nhớ những khi được ngủ cùng bà, nghe bà kể chuyện. Giọng kể của bà thật hấp dẫn. Những câu chuyện cổ tích mà bà kể đến bây giờ em vẫn còn thuộc lòng.

Không chỉ dừng lại ở đó, bà cũng dạy cho em rất nhiều bài học bổ ích. Nhờ có bà mà em đã biết yêu thương và kính trọng mọi người xung quanh. Em cũng đã tự giác hơn trong công việc và học tập.

Em rất yêu thương người bà của mình. Em luôn tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà luôn tự hào về cháu gái của mình. Bà ngoại của em thật tuyệt vời biết bao. ( chúc bạn học tốt)

Bình luận (0)
Nguyến Hà Phương
Xem chi tiết
︵✰Ah
6 tháng 1 2022 lúc 8:48

Tham Khảo 

  Mẹ chính là điểm tựa lớn lao nhất để giúp con người có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Trong gia đình, người tôi yêu thương nhất cũng chính là mẹ.

Mẹ tôi năm nay đã bốn mươi tuổi. Mẹ có một khuôn mặt hình trái xoan. Làn da đã điểm những nốt tàn nhang. Nước da không còn trắng hồng như trước đây. Mẹ không cao lắm. Dáng người khá đầy đặn. Đôi bàn tay đã chai sần vì những ngày tháng làm việc vất vả. Mẹ tôi là một bác sĩ. Công việc thường ngày của mẹ vô cùng bận rộn. Nhưng mẹ vẫn dành thời gian về nhà để nấu cơm cho cả gia đình. Đối với mẹ, bữa tối chính là lúc cả gia đình sum họp sau một ngày làm việc hay học tập vất vả. Bởi vậy mà bữa cơm luôn được mẹ chăm chút.

Nhớ lại khi còn nhỏ, không ít lần tôi đã khiến mẹ phải lo lắng. Đó có thể là những khi tôi bị ốm, mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Đó có thể là khi tôi mải chơi cùng các bạn mà về nhà muộn. Đó có thể là khi tôi không chịu học bài nên bị điểm kém. Mỗi lần như vậy, mẹ đều nhẹ nhàng khuyên bảo.

Một hôm, sau giờ học, nhóm bạn trong lớp rủ tôi đi chơi. Tôi không cần suy nghĩ mà đồng ý luôn. Do mải chơi nên đến khi nhận ra thì cũng đã khoảng chín giờ tối. Tôi cảm thấy khá sợ và nhanh chóng đạp xe trở về nhà. Đến đoạn đường tối, tôi bỗng đâm phải một chiếc xe máy. Tôi ngã ra, cảm thấy chân tay đều rất đau. Người đi xe máy nhanh chóng hỏi han và gọi điện cho mẹ đến.

Nhìn khuôn mặt lo âu của mẹ lúc đó, tôi cảm thấy rất hối hận. Tôi liền ôm chầm lấy mẹ và khóc nức nở. Mẹ chỉ nhẹ nhàng xoa đầu tôi và nói: “Không sao đâu con!”. Qua kỉ niệm lần đó, tôi đã hiểu được tình yêu thương của mẹ dành cho mình. Từ đó, tôi cố gắng học tập chăm chỉ, giúp đỡ mẹ những công việc nhà.

Tình mẹ bao la, rộng lớn như biển cả. Chính nhờ có mẹ mà những đứa con thêm trưởng thành hơn. Tôi tự hào khi có mẹ ở bên, và mong rằng mẹ sẽ luôn mạnh khỏe để tiếp tục là điểm tựa vững chắc cho tôi.

Bình luận (0)
Nguyễn Trí Hùng
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
21 tháng 10 2021 lúc 17:26

Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Tham khảo!!!

Ca dao là những bài thơ dân gian cất lên từ trái tim của mỗi người, chứa đựng biết bao tình cảm thiêng liêng, cao quý. Trong đó, chủ đề về tình cảm gia đình là chủ đề tiêu biểu nhất. Trong chùm ca dao về tình cảm gia đình, tôi có ấn tượng nhất với bài:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.

Bài ca dao đã ca ngợi công ơn sinh thành to lớn của cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở con cái phải kính trọng, yêu thương và báo hiếu với cha mẹ. Bài ca dao đã sử dụng hình ảnh so sánh quen thuộc trong ca dao Việt Nam. Đó là: Công cha so sánh với núi còn Nghĩa mẹ so sánh với biển. Điều đó có tác dụng nói lên công lao trời biển của cha mẹ. Ngoài ra, bài ca dao còn sử dụng cách nói đối xứng và các từ ngữ miêu tả bổ sung như: ngất trời, cao, rộng. Điều này khẳng định công lao của cha mẹ đối với con cái là vô cùng to lớn, không thể đong đếm được. Bài ca dao đã so sánh công cha nghĩa mẹ là những thứ trừu tượng với cảnh thiên nhiên to lớn hùng vĩ. Cụm từ “Cù lao chín chữ” nhấn mạnh công lao của cha mẹ; thể hiện công lao của cha mẹ không chỉ được gói gọn trong chín chữ mà còn mở rộng ra đến vô cùng. Vì vậy, con cái phải báo hiếu với cha mẹ, phải khắc ghi và đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Bài ca dao đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng những người đọc. Tôi rất thích bài ca dao này

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

câu ca dao yêu thích nhé, nhầm

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Mai An
Xem chi tiết
Thư Phan
7 tháng 11 2021 lúc 11:07

Tham khảo

Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời. 4)

Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không ? Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau (dừa cũng được) thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. Chiều rồi tối thì may ra mới có người. Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé !

Bình luận (0)
Sunn
7 tháng 11 2021 lúc 11:07

Tham khảo

Từ những bài ca dao số 1 trong văn bản "Ca dao, dân ca" cho ta thấy công lao, sự yêu thương, chăm lo của cha mẹ đối với con cái thật lớn lao. Được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, chúng ta sẽ được sống đầy đủ về mặt tình cảm. Gia đình chở che tâm hồn ta. Mỗi khi ta buồn, ta vui, ta cười, gia đình luôn là nơi thấu hiểu ta nhất, chia sẻ với ta nhiều nhất. Chưa dừng lại ở đó, gia đình còn nuôi dưỡng ta trưởng thành. Hơn thế nữa, dưới sự giáo dục của cha mẹ, các em sẽ có những định hướng tích cực trong tương lai. Cho dù cuộc đời kia có vùi dập thế nào đi chăng nữa khi trở về với vòng tay yêu thương của cha mẹ chúng ta sẽ tìm lại được sự bình yên. Chúng ta có thể gửi gắm những thông điệp yêu thương dành đến với những người mà chúng ta yêu thương. Còn những người không biết trân trọng, yêu thương cha mẹ của mình thì đáng bị phê phán trầm trọng. Để trả ơn những công lao vĩ đại đó thì chúng ta cần học tập thật chăm chỉ, lễ phép và đặc biệt là phải quý trọng yêu thương cha mẹ của mình. Nếu chúng ta không trân trọng nó thì có thể sẽ rất hối tiếc. Đừng để mất rồi lại ngồi than vãn, hãy trân trọng tình cảm cha mẹ dành cho chúng ta ấy ngay từ đầu.

Bình luận (0)